Thân chào quý Anh Chị Em Pioneer

Trang thepitodo.com lập ra nhằm lan tỏa hệ sinh thái thực của Pi Network góp phần nhỏ chung tay đưa Pi Network dần vào đời sống thực, cũng như bảo vệ và đưa thông tin cảnh báo đến cộng đồng Pioneer về tình trạng lừa đảo, mua bán Pi bằng tiền Fiat, giao dịch Pi trên các sàn giao dịch trong giai đoạn Enclose Mainnet mà Pi Network không cho phép.
Chính vì các lý do trên, Anh Chị Em Pioneer có trao đổi đồng thuận Pi:
1. Chỉ nên giao dịch P2P: giao dịch trực tiếp không qua trang web bên thứ 3, kể cả thepitodo.com.
2. Trước khi giao dịch quý Anh Chị Em Pioneer nên kiểm tra ví người mình giao dịch có nằm trong danh sách ví đen mà thepitodo.com cập nhật liên tục, để tránh chúng ta giao dịch với ví đen liên lụy sau này khi mạng mở.
Chúc quý Anh Chị Em Pioneer luôn An Lành.

Mời quý Anh Chị Em đăng ký!

hlong295

mã mời: hlong295
Thành viên BQT
Tham gia
7/9/23
Bài viết
353
PTD$
0

Tập huấn vùng về Tiền tệ kỹ thuật số và Thanh toán xuyên biên giới​

21:21 | 31/03/2023 THỰC TIỄN
aa
like-fb.png

Vừa qua, tại Hà Nội, trong khuôn khổ hợp tác nâng cao năng lực với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phối hợp với Văn phòng Tăng cường năng lực của IMF tại Thái Lan (CDOT) tổ chức Khóa tập huấn vùng về “Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) và thanh toán xuyên biên giới”.
Đây là Khóa tập huấn đầu tiên dành cho các quốc gia thành viên của IMF trong khu vực châu Á được CDOT tổ chức tại Việt Nam kể từ sau năm 2019 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trước đó, IMF đã tổ chức một Khóa Tập huấn về CBDC tại NHNN vào ngày 23 - 24/03.
khoa tap huan vung ve tien te ky thuat so cua ngan hang trung uong cbdc va thanh toan xuyen bien gioi
Các đại biểu tham dự khóa tập huấn
Tham gia Khóa tập huấn có 40 học viên, trong đó có 15 học viên đến từ các đơn vị chức năng của NHNN và 25 học viên đến từ các NHTW của Cam-pu-chia, Lào, Philippines, Thái Lan. Khóa tập huấn quy tụ các diễn giả có chuyên môn cao về lĩnh vực thanh toán ngân hàng, công nghệ thông tin, pháp chế của IMF cùng các diễn giả tham gia chia sẻ kinh nghiệm thực tế đến từ Philippines và Thái Lan.
Với thời lượng một ngày, Khóa tập huấn vùng tập trung vào nội dung CBDC và thanh toán xuyên biên giới nhằm mục đích cung cấp kiến thức cơ sở và hiểu biết sâu sắc về hệ thống thanh toán xuyên biên giới cũng như các sáng kiến và công nghệ liên quan, đồng thời hy vọng mang đến cơ hội cho những người tham gia tìm hiểu về ý nghĩa chính sách, rủi ro và lợi ích của những đổi mới thanh toán xuyên biên giới này cũng như chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi đối thoại.
khoa tap huan vung ve tien te ky thuat so cua ngan hang trung uong cbdc va thanh toan xuyen bien gioi
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN phát biểu tại khóa tập huấn
Được sự ủy quyền của Lãnh đạo NHNN, phát biểu khai mạc Khóa tập huấn vùng, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán của NHNN đánh giá cao nỗ lực của IMF trong việc tổ chức Khóa tập huấn vùng với chương trình nội dung hứa hẹn sẽ đem đến cho các đại biểu đến từ các nước thành viên của CDOT kiến thức chuyên sâu về chủ đề CBDC và thanh toán biên giới.
Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết, với một số lợi thế về tính minh bạch, khả năng phục hồi, hiện nay các quốc gia châu Á đã phát triển mạnh các hệ thống thanh toán tức thời cũng như khám phá CBDC nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng thanh toán trong nước hoặc giải quyết sự thiếu hiệu quả trong thanh toán xuyên biên giới. Đặc biệt, Nhóm G20 cũng đang ưu tiên tăng cường thanh toán xuyên biên giới để đạt được các mốc quan trọng trong lộ trình của G20.
Ông Lê Anh Dũng cũng ghi nhận việc IMF xây dựng năng lực trong các lĩnh vực mới nổi như chuyển đổi kỹ thuật số, tiền ổn định giá hay CBDC có liên quan tới các chức năng và nhiệm vụ của NHNN và hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách của NHNN.
Chia sẻ tại Khóa tập huấn, bà Eteri Kvintradze - Giám đốc CDOT - đánh giá cao nỗ lực của các bên liên quan trong việc tổ chức một Khóa tập huấn vùng về một chủ đề mang tính thời sự, đặc biệt là sự phối hợp của NHNN với tư cách đồng chủ trì.
Bà Eteri Kvintradze tin tưởng các đại biểu sẽ có một trải nghiệm đáng quý khi tham dự Khóa Tập huấn này, đồng thời hy vọng rằng trong tương lai, IMF sẽ tổ chức thêm nhiều Khóa tập huấn vùng về các chủ đề đang được quan tâm tại Việt Nam.
CDOT được thành lập tại Bangkok vào tháng 9/2012, với tên gọi ban đầu là Văn phòng Hỗ trợ kỹ thuật IMF cho Lào và Mi-an-ma (TAOLAM). Năm 2015, TAOLAM đổi tên thành CDOT với sự hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất của Chính phủ Nhật Bản và Thái Lan (Ngân hàng Trung ương Thái Lan). Đến nay, CDOT đã triển khai nhiều dự án tăng cường năng lực, hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và chương trình đào tạo về quản lý kinh tế vĩ mô và tài chính công, nghiệp vụ tiền tệ và ngoại hối, thống kê khu vực đối ngoại và tài chính chính phủ cho nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương (chủ yếu cho 04 nước Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam).
PV
 
Back
Bên trên